Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Những cách cho thấy bạn đã sẵn sàng cho vị trí quản lý


Erin Daiber, người sáng lập của Erin Daiber Coaching & Consulting ở San Diego: "Hãy chia sẻ rằng bạn quan tâm đến vai trò quản lý và có cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực với cấp trên của mình về hiệu suất của bạn và phương hướng trong tương lai. Một người có mong muốn chuyển sang một vai trò quản lý nên nên trau dồi khả năng giao tiếp, tập trung vào các thế mạnh cho sự phát triển và nguyện vọng của họ trong tổ chức."sẵn sàng cho vị trí quản lý

Bạn là người sinh ra để làm lãnh đạo. Bạn muốn làm cho một sự khác biệt ở công ty và bạn biết bạn là người thích hợp cho công việc này. Cũng giống như bạn, theo một cuộc khảo sát của Hartford vào năm 2015, 77% người được hỏi tự coi mình có đầy đủ tố chất của một nhà lãnh đạo và mong muốn được trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai.
Tuy nhiên, có một sự thật là có thể bạn sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức trước khi thực sự sẵn sàng để trở thành người đứng đầu. Đó không phải là một điều xấu. Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn thực sự có khả năng trước khi đạt được vị trí đứng đầu nếu không muốn bị hạ gục bởi những thử thách và thất bại trong tương lai.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để bạn đạt được điều đó? Theo kinh nghiệm của chuyên gia nghề nghiệp, bài viết ngày hôm nay sẽ phác thảo các bước bạn cần phải thực hiện để đạt được điều bạn mong muốn: vị trí đứng đầu.

Tình nguyện tham gia các công việc, dự án
Một đặc điểm quan trọng trong quản lý tốt là khả năng tham gia và thích nghi với các dự án, công việc mới. Theo ông Vickie Kozhushchenko, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tư vấn VLK tại Harleysville, Pennsylvania cho biết "Cách tốt nhất để chứng minh cho người quản lý của bạn biết bạn đã sẵn sàng cho nhiều trách nhiệm hơn là xung phong vào các thách thức, nhiệm vụ mới trong vai trò quản lý, lãnh đạo”.
Bạn không thể ngồi yên chờ được phân công mà phải sẵn sàng đứng lên và tạo ra cơ hội cho chính mình. Hãy xem những thời điểm thử thách, từ việc tham gia vào một dự án mới, làm việc với một vị sếp mới cho đến việc chuyển văn phòng đến một địa điểm mới… đều là các cơ hội để học hỏi và phát triển. Tình nguyện dẫn dắt một dự án đặc biệt có khả năng thu hút sự chú ý của lãnh đạo sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân. 
"Tương tác với các nhà quản lý và các đồng nghiệp để có được công việc làm" Kozhushchenko nói. "Một cách để gây ấn tượng một người nào đó là tự tin, sẵn sàng làm việc, cống hiến và chứng minh năng lực bằng những thành công cụ thể"

Tập trung vào kết quả kinh doanh
Để được thăng tiến cho vị trí người quản lý, bạn phải cung cấp kết quả nhất quán, theo Jon Mertz, chủ sở hữu của cộng đồng trực tuyến phát triển sự nghiệp Thin Difference, một trang web dành riêng cho các nhà lãnh đạo.
Không phải lời nói mà chính kết quả làm việc của bạn mới chứng minh giá trị và khả năng của bạn trong mắt người khác. Khi bạn nỗ lực hoàn thành công việc được giao, tự sếp và đồng nghiệp sẽ có cái nhìn khác về bạn.
Ngoài ra, đừng quên đề xuất những ý tưởng mới cho công ty hoặc các chi nhánh để tăng doanh thu. Ý tưởng có thể đơn giản như tinh giản hoá công đoạn sản xuất để tiết kiệm tiền, hay phức tạp như một kế hoạch kinh doanh mới. Điều này sẽ cho thấy nhiệt huyết và quyết tâm của bạn.

Hãy chắc chắn rằng người ra quyết định biết bạn là ai
Thể hiện khả năng thông qua kết quả kinh doanh là rất quan trọng, nhưng một điều quan trọng không kém là để những người lãnh đạo của bạn biết được điều đó.
"Bạn cần phải gây ấn tượng với những người có quyền ra quyết định trong công ty," theo Kari Daffron, chuyên gia nội dung và quản lý quan hệ công chúng tại One Click, một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Greenwood, Indiana. Hoặc ít nhất, bạn nên biết những người quản lý trực tiếp của mình và mong đợi của họ về bạn và nhóm của bạn.
Bạn có thể gây ấn tượng với họ thông qua khả năng giao tiếp, tài năng, kỹ năng chuyên môn hoặc có thể một năng khiếu nổi trội nào đó thông qua các cuộc họp, hoạt động ngoại khoá. Việc giỏi một môn thể thao hoặc có tài ca hát cũng giúp bạn ghi điểm ít nhiều đấy.

Hãy chia sẻ với quản lý trực tiếp của mình
Bạn cũng cần phải  chia sẻ với quản lý của mình về tham vọng, mong muốn cá nhân của bạn. Bạn có thể nêu mục tiêu của bạn với mong muốn họ sẽ giúp đỡ bạn trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy chú ý rằng đừng tạo cho họ cảm giác rằng bạn đang muốn chiếm công việc của họ. Điều này sẽ quyết định đến sự hỗ trợ của họ.
Erin Daiber, người sáng lập của Erin Daiber Coaching & Consulting ở San Diego: "Hãy chia sẻ rằng bạn quan tâm đến vai trò quản lý và có cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực với cấp trên của mình về hiệu suất của bạn và phương hướng trong tương lai. Một người có mong muốn chuyển sang một vai trò quản lý nên nên trau dồi khả năng giao tiếp, tập trung vào các thế mạnh cho sự phát triển và nguyện vọng của họ trong tổ chức."

Ghi chép lại những tiến bộ của bạn
Trong quý này, bạn đã làm được những công việc gì, thuyết phục được bao nhiêu khách hàng, doanh thu là bao nhiêu. Bạn nên ghi chép lại, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu để có kế hoạch cụ thể trong tương lai. Điều này cho phép bạn không ngủ quên trên chiến thắng và cũng không bị đánh gục bởi thất bại. Có cách nhìn nhận đúng đắn về bản thân sẽ giúp bạn rất nhiều cho con đường sự nghiệp sau này.

Cách tư duy của những người thành công

Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.
tư duy thành công

Đã bao giờ bạn tự hỏi những người thành công có bí quyết gì để có được những điều lớn lao như vậy. Người thành công có cách tư duy và nhìn nhận khác với những người khác, và nó phản ánh trong cách họ sống, làm việc, tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh.
Dưới đây là 9 cách người thành công nhìn nhận về cuộc sống và cách họ hành xử, từ đó bạn có thể rút ra những bài học cho riêng mình.

1.Luôn suy nghĩ lớn
Người thành công luôn nhìn vào vấn đề và suy nghĩ về các giải pháp lớn. Họ không tìm cách để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt hoặc né tránh những thách thức lớn bởi vì họ nhìn thấy quá khó khăn, hoặc đòi hỏi nhiều rủi ro.
Tim Draper là người sáng lập DFJ Global Network hoạt động đầu tư mạo hiểm trên quy mô toàn cầu.  Ông đã giải thích với các nhà doanh nghiệp trẻ rằng ông chỉ đầu tư vào con người giải quyết những vấn đề lớn, bởi vì chỉ có giải pháp lớn mới dẫn đến thay đổi thực sự và cơ hội lớn lao.

2.Họ quan tâm đến sức khỏe
Người thành công hiểu rõ tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh với một bộ não năng động. Anna Wintour - Tổng biên tập tạp chí Vogue chơi tennis 1 giờ mỗi ngày. Và bà cũng không phải là người duy nhất dành thời gian để chơi thể thao, rèn luyện cơ thể. Richard Branson (chủ tịch của Virgin, xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và thứ 254 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes năm 2011) luôn giữ cho mình sự dẻo dai, khỏe mạnh với môn lướt ván diều và chạy ma-ra-tông.

3.Họ chấp nhận rủi ro lớn dựa trên tính toán nhất định
Tính rủi ro hoàn toàn khác với cờ bạc. Những người thành công sẵn sàng "chấp nhận rủi ro", đó là sự thật hiển nhiên, nhưng có một sự thật rằng: Những người này thường xuyên đánh giá những thách thức, rủi ro, lợi ích và sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu nó có giá trị.
Steve Jobs là một ví dụ hoàn hảo. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs đã rút khỏi Apple - công ty do chính ông sáng lập và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Sau này Apple mua lại NeXT và đưa Steve Jobs trở lại Apple trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Vào thời điểm Apple thuê lại Steve Jobs vào năm 1997, công ty này đã công bố khoản lỗ khổng lồ. Rõ ràng, đó là một nguy cơ lớn khi quay trở lại Apple và mạo hiểm danh tiếng của mình tại một công ty đã đẩy ông ra đi và đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, Jobs đã đánh giá rủi ro và quyết định biến điều này thành cơ hội cho chính mình.

4.Hiện thực hóa các ý tưởng
Là một người thành công, bạn không thể chỉ có những ý tưởng tuyệt vời hoặc là một người giỏi trong nói chuyện, giao tiếp. Bạn phải biết cách biến những ý tưởng ban đầu thành những kế hoạch, cách thức để hiện thực hóa những điều đó.
Những người thành công thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những ý tưởng mới, tạo ra sự khác biệt và phát triển những góc nhìn, cách tiếp cận mới. Bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ hiện thực hóa các ý tưởng thành những điều mới mẻ, thú vị, đột phá. Đó là tư duy của một người thành công.

5.Ham học hỏi
Dave Kerpen (CEO tại Likeable Local,  tác giả của cuốn sách "The Art of People") đã nhận xét rằng người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Họ là người học suốt đời và tôn trọng những người có kiến ​​thức sâu rộng trong các lĩnh vực và những gì họ có thể học hỏi. Hãy nhớ rằng: "Nếu bạn cho rằng mình tất cả mọi thứ, bạn sẽ không học được gì cả". Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.

6.Họ tính toán một cách thông minh
Có một câu ngạn ngữ cổ rằng những người giàu có đã không làm ra điều đó bằng cách chi tiêu. Điều hoàn toàn chính xác. Mặc dù rất nhiều người thành công thường xuyên làm thiện nguyện nhưng trong kinh doanh, họ có xu hướng đàm phán sắc sảo với sự quan tâm đến từng chi tiết. Thật vậy, khi ngày càng phát triển thành công hơn, họ thường chi tiêu một cách có tính toán và không lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của mình.

7.Họ tạo lập những thói quen tốt
Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết. Việc liên tục thay đổi thói quen sẽ gây nên rối loạn cơ thể và tạo ra căng thẳng, làm phức tạp quá trình ra quyết định. Làm việc, sinh hạot theo thói quen sẽ làm tăng mức độ thoải mái của bạn và gia tăng sự thành công.

8.Tập trung vào các mối quan hệ
Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.
Và sự thật là có rất nhiều công ty hợp tác với nhau và cùng tạo nên thành công dựa trên các mối quan hệ này.

9.Họ thích làm việc với những người tài giỏi, thành đạt
Những người thành công muốn được ở gần những người khác có những tài năng và thành công nhất định, những người mà họ cảm thấy là tương tự với họ. Việc tạo nên sự liên kết giữa các cá nhân này tạo cơ sở để xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa hơn và cùng làm việc với nhau để tạo nên thành công.

Tư duy của những người thành công

Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.

tư duy thành công


Đã bao giờ bạn tự hỏi những người thành công có bí quyết gì để có được những điều lớn lao như vậy. Người thành công có cách tư duy và nhìn nhận khác với những người khác, và nó phản ánh trong cách họ sống, làm việc, tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh.
Dưới đây là 9 cách người thành công nhìn nhận về cuộc sống và cách họ hành xử, từ đó bạn có thể rút ra những bài học cho riêng mình.

1.Luôn suy nghĩ lớn
Người thành công luôn nhìn vào vấn đề và suy nghĩ về các giải pháp lớn. Họ không tìm cách để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt hoặc né tránh những thách thức lớn bởi vì họ nhìn thấy quá khó khăn, hoặc đòi hỏi nhiều rủi ro.
Tim Draper là người sáng lập DFJ Global Network hoạt động đầu tư mạo hiểm trên quy mô toàn cầu.  Ông đã giải thích với các nhà doanh nghiệp trẻ rằng ông chỉ đầu tư vào con người giải quyết những vấn đề lớn, bởi vì chỉ có giải pháp lớn mới dẫn đến thay đổi thực sự và cơ hội lớn lao.

2.Họ quan tâm đến sức khỏe
Người thành công hiểu rõ tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh với một bộ não năng động. Anna Wintour - Tổng biên tập tạp chí Vogue chơi tennis 1 giờ mỗi ngày. Và bà cũng không phải là người duy nhất dành thời gian để chơi thể thao, rèn luyện cơ thể. Richard Branson (chủ tịch của Virgin, xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và thứ 254 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes năm 2011) luôn giữ cho mình sự dẻo dai, khỏe mạnh với môn lướt ván diều và chạy ma-ra-tông.

3.Họ chấp nhận rủi ro lớn dựa trên tính toán nhất định
Tính rủi ro hoàn toàn khác với cờ bạc. Những người thành công sẵn sàng "chấp nhận rủi ro", đó là sự thật hiển nhiên, nhưng có một sự thật rằng: Những người này thường xuyên đánh giá những thách thức, rủi ro, lợi ích và sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu nó có giá trị.
Steve Jobs là một ví dụ hoàn hảo. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs đã rút khỏi Apple - công ty do chính ông sáng lập và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Sau này Apple mua lại NeXT và đưa Steve Jobs trở lại Apple trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Vào thời điểm Apple thuê lại Steve Jobs vào năm 1997, công ty này đã công bố khoản lỗ khổng lồ. Rõ ràng, đó là một nguy cơ lớn khi quay trở lại Apple và mạo hiểm danh tiếng của mình tại một công ty đã đẩy ông ra đi và đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, Jobs đã đánh giá rủi ro và quyết định biến điều này thành cơ hội cho chính mình.

4.Hiện thực hóa các ý tưởng
Là một người thành công, bạn không thể chỉ có những ý tưởng tuyệt vời hoặc là một người giỏi trong nói chuyện, giao tiếp. Bạn phải biết cách biến những ý tưởng ban đầu thành những kế hoạch, cách thức để hiện thực hóa những điều đó.
Những người thành công thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những ý tưởng mới, tạo ra sự khác biệt và phát triển những góc nhìn, cách tiếp cận mới. Bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ hiện thực hóa các ý tưởng thành những điều mới mẻ, thú vị, đột phá. Đó là tư duy của một người thành công.

5.Ham học hỏi
Dave Kerpen (CEO tại Likeable Local,  tác giả của cuốn sách "The Art of People") đã nhận xét rằng người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Họ là người học suốt đời và tôn trọng những người có kiến ​​thức sâu rộng trong các lĩnh vực và những gì họ có thể học hỏi. Hãy nhớ rằng: "Nếu bạn cho rằng mình tất cả mọi thứ, bạn sẽ không học được gì cả". Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.

6.Họ tính toán một cách thông minh
Có một câu ngạn ngữ cổ rằng những người giàu có đã không làm ra điều đó bằng cách chi tiêu. Điều hoàn toàn chính xác. Mặc dù rất nhiều người thành công thường xuyên làm thiện nguyện nhưng trong kinh doanh, họ có xu hướng đàm phán sắc sảo với sự quan tâm đến từng chi tiết. Thật vậy, khi ngày càng phát triển thành công hơn, họ thường chi tiêu một cách có tính toán và không lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của mình.

7.Họ tạo lập những thói quen tốt
Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết. Việc liên tục thay đổi thói quen sẽ gây nên rối loạn cơ thể và tạo ra căng thẳng, làm phức tạp quá trình ra quyết định. Làm việc, sinh hạot theo thói quen sẽ làm tăng mức độ thoải mái của bạn và gia tăng sự thành công.

8.Tập trung vào các mối quan hệ
Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.
Và sự thật là có rất nhiều công ty hợp tác với nhau và cùng tạo nên thành công dựa trên các mối quan hệ này.

9.Họ thích làm việc với những người tài giỏi, thành đạt
Những người thành công muốn được ở gần những người khác có những tài năng và thành công nhất định, những người mà họ cảm thấy là tương tự với họ. Việc tạo nên sự liên kết giữa các cá nhân này tạo cơ sở để xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa hơn và cùng làm việc với nhau để tạo nên thành công.

Nếu xây dựng mối quan hệ với sếp mới: dễ hay khó?


Đừng ỷ rằng mình là ma cũ thì có thể ý lại, gây sức ép với sếp mới. Là một nhân viên, thay vì ngồi một chỗ và chờ sếp sai bảo, bạn nên chủ động tham gia vào công việc chung. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm nấy”. Chắc chắn sếp sẽ thực sự cảm kích trước thái độ tích cực này của bạn bởi chính bản thân sếp cũng sẽ gặp những khó khăn khi bắt đầu tại một môi trường mới. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm đó là hãy chủ động hơn trong công việc, làm việc chăm chỉ bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao.
tạo mối quan hệ với sếp mới
Lần đầu tiếp xúc và làm việc với sếp mới chắc hẳn sẽ mang lại cho bạn nhiều hứng khởi, nhưng bạn cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước khác. Sếp mới, phong cách làm việc mới và những cách giao tiếp, ứng xử khác lạ. Tất cả những điều này sẽ trở thành thách thức với bạn nếu bạn không biết cách xây dựng mối quan hệ vững chắc với sếp. Dù thích hay không, bạn phải phát triển những kỹ năng và thay đổi cách suy nghĩ để tạo dựng nền móng vững chắc cho mối qun hệ này. Careerlink.vn sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn tạo ấn tượng tốt với sếp mới.

Thích nghi với phương pháp làm việc mới
Mỗi nhà lãnh đạo có một phương pháp làm việc khác nhau. Người thì thích tập trung quyền lực, có người lại phân chia công việc cho nhân viên. Có nhà lãnh đạo muốn nhân viên báo cáo công việc thường xuyên, người thì lại thích làm việc theo nhóm. Vì vậy, hiểu được những điều sếp muốn ở một nhân viên, cách thức sếp làm việc rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp của bạn. Hãy tìm cách thích nghi và phù hợp với phương pháp làm việc mới để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Nếu bạn bạn thấu hiểu được quan điểm, cách suy nghĩ và làm việc của cấp trên thì bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa mở vào một mối quan hệ vững chắc, lâu bền.

Làm tốt công việc được giao
Dù bạn có làm gì đi nữa thì kết quả công việc mới chính là sự minh chứng tốt nhất cho sếp thấy được năng lực thật sự của bạn. Hãy luôn để kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bạn lên tiếng thay vì những ba hoa, nói nhiều hơn làm. Một kế hoạch, một dự án bạn đang thực hiện dở dang và không đạt hiệu quả là thì hẳn nhiên bạn không thể nhận được bất kỳ sự chú ý hay phần thưởng nào từ sếp mới. Một nhân viên thông minh là người biết khéo léo sắp xếp công việc để hoàn thành chúng đúng thời hạn quy định, đem lại hiểu quả cao. Sự tích cực và nhiệt tình của bạn trong công việc sẽ khiến sếp hài lòng và tin tưởng. Đây là một cách thể hiện nhanh nhất để bạn có được lòng tin và sự tín nhiệm của sếp.

Chủ động thể hiện bản thân 
Sếp là nhân tố quan trọng quyết định công việc hiện tại cũng như thành công tương lai của bạn tại công ty. Đây là mối quan hệ đáng để bạn đầu tư xây dựng ngay từ những ngày làm việc đầu tiên. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và bạn diễn ra tốt đẹp, công việc của bạn sẽ “ăn khớp” với mục tiêu của công ty và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn cũng sẽ lớn hơn. Chính vì vậy, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên cùng sếp, hãy chủ động thể hiện khả năng chuyên môn của bạn. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến cách thể hiện năng lực kinh nghiệm và kỹ năng làm việc một cách khéo léo thể hiện để tránh gây cảm giác khoe khoang và tạo ấn tượng không tốt với sếp.

Quan sát và học hỏi
Trong những ngày đầu tiên của sếp, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là để ý và quan sát phong thái, cách thức làm việc của sếp. Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện về sếp để tránh “tai mách mạch rừng”. Khi một người trở thành sếp, chắc chắn họ có những phẩm chất, kỹ năng lãnh đạo tài ba đáng để bạn học hỏi. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là những người đã có tố chất sẵn và họ may mắn, tất cả đều nhờ vào sự cố gắng. Vì vậy, hãy quan sát và học hỏi từ sếp của mình để một ngày nào đó, biết đâu những kinh nghiệm bạn học được từ sếp sẽ giúp bạn đạt được thành công.

Cởi mở và thân thiện
Điều mà người Nhật Bản đã rất thành công khi sử dụng để chinh phục trái tim của những khách hàng khó tính nhất, đó là nụ cười. Bạn có thể áp dụng bí quyết này để tạo ấn tượng tích cực với sếp ngay từ những ngày đầu tiên. Thái độ dễ chịu, thân thiện sẽ là là sự khởi đầu rất tốt cho một mối quan hệ mới. Đừng tiết kiệm một nụ cười hay lời khen với sếp bởi đó khoản đầu tư xứng đáng cho một mối quan hệ lâu dài.

Chủ động trong công việc
Đừng ỷ rằng mình là ma cũ thì có thể ý lại, gây sức ép với sếp mới. Là một nhân viên, thay vì ngồi một chỗ và chờ sếp sai bảo, bạn nên chủ động tham gia vào công việc chung. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm nấy”. Chắc chắn sếp sẽ thực sự cảm kích trước thái độ tích cực này của bạn bởi chính bản thân sếp cũng sẽ gặp những khó khăn khi bắt đầu tại một môi trường mới. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm đó là hãy chủ động hơn trong công việc, làm việc chăm chỉ bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao.

Tránh gây bất đồng
Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Hãy trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và cùng phát triển. Tốt nhất là nên tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp mới khi ý kiến của bạn không được chấp nhận bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với sếp mới không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn cơ hội thăng tiến cũng sẽ không đến với bạn nếu như bạn không biết chủ động tạo dựng mối quan hệ bằng những bước đi hợp lý. Đã đến lúc bạn cần phải học và biết cách áp dụng chúng để đạt được hiệu quả mong muốn.

Cách vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt

Để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, hãy sử dụng thời gian chết để hoàn thành các chươn trình đào tạo, làm kế hoạch chiến lược, cập nhật tài liệu lỗi thời, hoặc bất cứ điều gì giúp bạn nâng cao hiệu suất bản thân. Thể hiện năng suất là một trong những cách chắc chắn để bạn nổi trội khỏi đám đông.
dẫn đầu trong công việc

Nếu bạn làm việc trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nơi có những đồng nghiệp tài năng luôn tìm cách để tiến lên thì dậm chân tại chỗ là điều không thể chấp nhận. Làm thế nào để bạn trở nên nổi bật, có uy tín trong mắt sếp và đồng nghiệp? Làm thế nào để họ nghe theo bạn? Điều này không hề dễ dàng giữa tập thể đầy những cá nhân xuất sắc và luôn có khát vọng vươn lên.
Hãy cũng Careerlink.vn chia sẻ năm cách để giúp bạn vượt qua các đồng nghiệp của mình trong một môi trường làm việc đầy cạnh tranh.

Giúp đỡ các đồng nghiệp khác
Nghe có vẻ vô lý nhưng sợ thật là giúp đỡ đồng nghiệp của bạn và cho họ niềm tin là một cách tuyệt vời để gây ấn tượng và vượt qua họ. Ngay cả khi vấn đề không phải là của bạn nhưng nếu bạn cảm thấy bạn có thể giúp đỡ và có chuyên môn để giải quyết nó, hãy tình nguyện giúp đỡ họ.
Bằng cách giúp đỡ các đồng nghiệp của mình, bạn sẽ trở thành người ai cũng muốn làm việc và hợp tác. Nó mở ra cơ hội cho bạn với các chương trình và các dự án đặc biệt tại các phòng ban khác và trong công ty. Điều đó cũng trở thành lợi thế cạnh tranh của chính bạn trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Ngoài ra những người bạn giúp sẽ cảm thấy biết ơn và sẵn sàng giúp bạn khi gặp khó khăn. Nếu bạn giúp một đồng nghiệp thành công và họ được thăng tiến, họ sẽ muốn bạn trong nhóm của họ. Từ đó, bạn có thể xây dựng danh tiếng một người luôn sẵn lòng, nhiệt thành và tận tuỵ với công ty.
Luôn sẵn sàng dẫn đầu
Một trong những cách tốt nhất để nổi bật hơn các đồng nghiệp của bạn là đạt được một vị trí lãnh đạo trong một dự án quan trọng của công ty. Hãy coi những thách thức như cơ hội để bạn tỏa sáng. Khi trở thành lãnh đạo của một nhóm cũng là lúc bạn thể hiện khả năng của mình với mọi người xung quanh: khả năng giao tiếp, ra quyết định, lên kế hoạch hay đàm phán, thương lượng… Những điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Bạn đừng ngại việc khó bởi chính những gian nan, thử thách mới giúp bạn trưởng thành hơn cũng như tạo dựng được lòng tin với cấp trên. Sự nhiệt tình chấp nhận những thử thách mới là rất quan trọng. 

Xây dựng mạng lưới và danh tiếng cá nhân
Một trong những bí quyết giúp bạn trở nên nổi bật là xây dựng mạng lưới cá nhân và các mối quan hệ của bạn bằng việc gia nhập các tổ chức chuyên nghiệp, tham gia các cuộc thảo luận ngành, và thậm chí là cả những hoạt động tình nguyện. Khi mà càng nhiều người biết về các điểm mạnh và năng lực của bạn, bạn sẽ có càng có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn.
Ngoài ra, hãy xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy, chuyên nghiệp và hợp tác. Điều đó được thể hiện thông qua cách ăn mặc, giao tiếp, phong cách làm việc,… Có như vậy thì mới giúp bạn vượt trội hẳn so với các đồng nghiệp khác trong môi trường đầy cạnh tranh như hiện nay.

Sử dụng thời gian của bạn một cách khôn ngoan
Một ngày mọi người đều có 24h nhưng mỗi người lại sử dụng 24h đó với những cách khác nhau. Kiểu người thông minh sẽ là người biết lập kế hoạch và sử dụng thời gian của mình hợp lí. Họ biết việc gì cần ưu tiên tối đa và việc gì không nên làm để vừa tận dụng thời gian, vừa nâng cao hiệu suất cá nhân.
Bạn cũng không cần phải làm việc 14 giờ một ngày để tạo ấn tượng bởi làm việc cực kỳ chăm chỉ không phải là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công. Hãy học cách sử dụng thời gian hiệu quả để phát triển các mối quan hệ, xây dựng mạng lưới và tham gia các hoạt động để giành thiện cảm. Đây cũng là những nhân tố quan trọng để thành công.
Để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, hãy sử dụng thời gian chết để hoàn thành các chươn trình đào tạo, làm kế hoạch chiến lược, cập nhật tài liệu lỗi thời, hoặc bất cứ điều gì giúp bạn nâng cao hiệu suất bản thân. Thể hiện năng suất là một trong những cách chắc chắn để bạn nổi trội khỏi đám đông.

Nói chuyện với sếp và đồng nghiệp
Chủ động thừa nhận, nói chuyện và giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột có thể đưa bạn vào một vị trí quyền lực cao hơn. Việc bạn vượt qua người khác, có được vị trí cao hơn không phải dựa trên việc nói xấu, xung đột lẫn nhau. Cách tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất là cùng ngồi xuống với họ và có một cuộc trò chuyện nhằm đưa ra các quy tắc của sự gắn kết và làm thế nào để làm việc với nhau một cách hiệu quả và hòa bình. Đó là một cách tiếp cận chủ động, chứ không phải là phương pháp phản ứng, có nghĩa là bạn có thể cùng nhau tiến về phía trước để đạt được thành công.

Khi thuyên chuyển công tác - Cơ hội và thách thức

Mỗi bộ phận, vị trí công việc đều yêu cầu những kiến thức và kỹ năng đặc trưng. Vậy nên để hòa nhập vào một môi trường mới, bạn phải luôn giữ một tinh thần học hỏi kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết khác từ đồng nghiệp. Bạn hãy quan sát và học hỏi cách họ làm việc, giải quyết vấn đề, ứng xử với mọi người xung quanh. Việc này không chỉ giúp bạn gặp thuận lợi rất nhiều trong công việc hiện tại mà còn hữu dụng trong tương lai. Hơn nữa, với một nhân viên ham học hỏi như bạn thì cấp trên sẽ cảm thấy đáng quý và tin tưởng.

thuyên chuyển công tác
Có nhiều người nghĩ rằng khi bị thuyên chuyển sang một bộ phận khác trong công ty đồng nghĩa với dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị sa thải. Tuy nhiên, với những người có tư tưởng tích cực thì đó lại là cơ hội để họ thử sức mình trong vai trò mới, tích lũy thêm các kinh nghiệm chuyên môn, tìm cơ hội thăng tiến và khẳng định bản thân. Vậy làm thế nào để biến việc thay đổi nhân sự thành cơ hội để bạn phát triển và thành công, hãy cùng Careerlink.vn tìm hiểu nhé.

Không mất đi niềm tin
Dù bạn thuyên chuyển sang một bộ phận khác vì bất cứ lí do gì thì hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và làm việc hết mình. Nhớ rằng đừng bao giờ xem luân chuyển là việc bị hạ cấp mà phải là cơ hội thăng cấp cho chính mình. Bạn không nên than vãn hay có ý trách móc công việc của mình. Bởi nếu bạn luôn làm việc tích cực với một thái độ thực sự cầu thị thì chắc chắn mọi người sẽ có cái nhìn khác về bạn. Đừng ngại hỏi để có được sự giúp đỡ và đừng từ chối những để nghị trợ giúp – tất cả những bước đi này sẽ dần giúp bạn có được sự tự tin và có một cảm giác làm việc tốt hơn. Như vậy, lãnh đạo sẽ nhìn thấy ở bạn một tinh thần làm việc hết mình và có chí tiến thủ trong công việc.

Tận dụng cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình
Có thể việc bạn thay đổi vị trí công việc là do sếp nhìn thấy khả năng đặc biệt nào đó của bạn phù hợp với vị trí đó. Vậy nên bạn hãy luôn cố gắng để chứng tỏ khả năng của bản thân, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thể hiện cao tinh thần trách nhiệm với công việc. Một nhân viên như vậy chắc chắn sẽ gây đựơc sự chú ý với mọi người. Hãy cố gắng để chứng tỏ khả năng của mình tới mọi người, chắc chắn thành công sẽ không còn cách xa bạn đâu.

Chấp nhận thử thách
Những việc khó khăn có thể lại chính là thuốc thử năng lực của lãnh đạo dành cho bạn. Nếu bạn dám chấp nhận đảm đương và làm tốt công việc được cấp trên giao phó thì đảm bảo bạn sẽ nổi bật trong mắt sếp và đồng nghiệp. Hãy luôn dũng cảm đối diện với những thử thách và khó khăn hay xung phong nhận những công việc mà ít nhân viên nào dám đảm nhận. Hãy để họ thấy bạn là một nhân viên có tài và đủ khả năng để đảm trách mọi công việc được giao.

Chú ý tới văn hóa của bộ phận mới
Bắt đầu làm việc ở một vị trí mới, bạn vẫn phải nỗ lực để hòa nhập vào văn hóa chung ở nơi làm việc. Nếu không bạn sẽ bị người khác đánh giá là không biết tùy gia nhập tục. Hãy quan sát xem những người khác trong phòng mới của bạn hành động như thế nào và cách làm việc ra sao. Mọi người thường giao tiếp bằng email hay trao đổi trực tiếp? Sếp mới thích việc họp hành hay làm việc nhóm? Họ có ăn trưa ngay tại bàn làm việc hay ra ngoài? Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, bạn sẽ hòa nhập vào môi trường mới nhanh thôi.

Thích ứng linh hoạt
Bất cứ sự thay đổi nào cũng cần có thời gian để thích nghi. Môi trường làm việc mới với đồng nghiệp mới, phong cách làm việc khác nhau dù trong cùng một công ty có thể là thách thức không hề nhỏ nếu bạn không có sự thích ứng linh hoạt. Hãy chứng tỏ mình là người có thể làm tốt công việc trong những môi trường và điều kiện khác nhau. Kiểu nhân viên như vậy là đối tượng được lãnh đạo cấp trên tin tưởng và trọng dụng.

Học cách giao tiếp trong công việc
Dù trong cùng một công ty những khi chuyển sang một bộ phận mới, chắc chắn bạn phải học cách làm quen và giao tiếp với những người đồng nghiệp mới. Guồng máy công việc trong nội bộ công ty sẽ trôi chảy hơn nếu bạn biết cách giao tiếp trong công việc. Dù làm việc một mình hay theo nhóm, bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng giao tiếp thông minh, nhạy bén thì kết quả công việc mới đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới trong công việc và là tiền đề để bạn trở thành nhân viên nổi bật trong công ty.

Học hỏi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng
Mỗi bộ phận, vị trí công việc đều yêu cầu những kiến thức và kỹ năng đặc trưng. Vậy nên để hòa nhập vào một môi trường mới, bạn phải luôn giữ một tinh thần học hỏi kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết khác từ đồng nghiệp. Bạn hãy quan sát và học hỏi cách họ làm việc, giải quyết vấn đề, ứng xử với mọi người xung quanh. Việc này không chỉ giúp bạn gặp thuận lợi rất nhiều trong công việc hiện tại mà còn hữu dụng trong tương lai. Hơn nữa, với một nhân viên ham học hỏi như bạn thì cấp trên sẽ cảm thấy đáng quý và tin tưởng.

Môi trường nơi công sở có rất nhiều những thử thách nảy sinh, bạn khó lòng có thể tiên liệu trước được những chuyện bất ngờ xảy ra. Vì vậy, khi việc  thay đổi vị trí công việc diễn ra, hãy áp dụng những bí quyết trên để đạt được thành công lớn hơn trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công.

Mẹo rèn luyện kĩ năng lắng nghe hiệu quả

Đây là kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc lắng nghe đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Thay vì đặt cái tôi cá nhân lên trên, bạn nên biết lúc nào cần đồng tình, lúc nào cần phản bác, góp ý hay giữ quan điểm trung lập. Điều này sẽ không ai dạy bạn mà chính bạn phải ý thức được sự tôn trọng quan điểm của người khác mà rèn luyện cho bản thân. Tôn trọng người khác cũng chính là để người khác đánh giá cao về bạn.

Ngạn ngữ Nga có câu "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe". Kì thực, lắng nghe không phải là bản năng mà là cả một nghệ thuật. Hãy cùng CareerLink.vn khám phá một vài bí quyết để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhé.

Lắng nghe chân thành

ren luyen ky nang lang nghe hieu qua careerlink vnLắng nghe chân thành thật sự là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp, vì nó giúp bạn xây dựng được lòng tin từ đối phương. Sự tôn trọng, thái độ nghiêm túc giúp cho người đối diện biết rằng bạn đang thật sự lắng nghe. Chính vì vậy, tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Hãy đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười là dấu hiệu cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú. Đây cũng là cách biểu hiện sự tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp đạt hiệu quả tốt hơn.

Sự tập trung

Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều chứ không phải cuộc độc thoại cá nhân. Do tốc độ nói của một người có thể đạt tới 100 - 150 từ/1 phút nên bạn sẽ phải dành thời gian để rèn sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói. Không nên có những hành động, lời nói khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu như khi nói chuyện mà mắt đảo nhìn xung quanh, khoanh tay trước ngực, cắt ngang lời người nói, hướng ra xa người nói... Có thể bạn sẽ để mất điểm trong mắt người khác vì những cử chỉ tưởng chừng như vô ý này.

Học cách tư duy và tìm hiểu ẩn ý

Có những lúc điều người đối diện thực sự muốn gửi đến bạn không phải là những gì họ nói với bạn. Bạn phải thật sự tinh ý để nắm bắt những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hãy chủ động đặt câu hỏi nếu không chắc về những điều được trình bày. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, bạn cần phải rèn luyện và trau dồi khả năng tư duy và tìm hiểu ẩn ý của bản thân.

Tạo giao tiếp bằng mắt

Trong quá trình giao tiếp, chỉ có 7% là từ ngữ, trong khi đó có đến 55% là những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói. Để việc lắng nghe đạt hiệu quả, bạn hãy tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói để hiểu được những tín hiệu không lời như qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ. Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là một kỹ năng quan trọng trong quá trình rèn luyện khả năng lắng nghe.
Thấu hiểu chính bản thân mình và người đối diện
Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của cuộc trò chuyện và biết mình cần làm gì để buổi nói chuyện thành công, đạt kết quả như ý. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà không hiểu được người đối diện thì chắc chắn việc lắng nghe và phản hồi sẽ gặp khó khăn. Hãy chú ý đến cử chỉ, hành động của người đối diện để có những điều chỉnh phù hợp.

Tôn trọng quan điểm của người khác

Đây là kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc lắng nghe đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Thay vì đặt cái tôi cá nhân lên trên, bạn nên biết lúc nào cần đồng tình, lúc nào cần phản bác, góp ý hay giữ quan điểm trung lập. Điều này sẽ không ai dạy bạn mà chính bạn phải ý thức được sự tôn trọng quan điểm của người khác mà rèn luyện cho bản thân. Tôn trọng người khác cũng chính là để người khác đánh giá cao về bạn.

Làm chủ được sự im lặng

Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần giữ im lặng. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát cảm xúc, mạch tư duy của quá trình giao tiếp mà còn có thêm thời gian thấu hiểu người nói.
Epictetus từng nói rằng "Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng có đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói". Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc.