Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt phát hiện ra cơ hội khi Mỹ rút khỏi TPP


‘‘Xuất khẩu tại chỗ’’ chính là ý tưởng mà vị chủ tịch của FLC nhấn mạnh: "Chúng ta có thể kiếm tiền của người Mỹ hay bất cứ nước nào ngay trên đất Việt Nam mà không cần lo ai lên làm Tổng thống và thay đổi chính sách thương mại ra sao".


Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt phát hiện cơ hội khi Mỹ rút khỏi TPP

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC không cảm thấy lo lắng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi TPP. Thay vào đó, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt còn phát hiện ra một cơ hội giúp « bán thẳng hàng hoá cho du khách nước ngoài và không sợ hang rào bảo hộ”.

Kể từ khi ông Trump nhận chức tổng thống Mỹ, nhiều quyết định quyết liệt đậm tính bảo hộ đã được Nhà Trắng đưa ra, từ chuyện rút khỏi TPP đến chuyển các nhà máy sản xuất về Mỹ.
Trước đó, tờ Business Insider đã phân tích, hàng hoá sẽ đắt hơn thế nào nếu được sản xuất tại Mỹ thay vì các nước có chi phí sản xuất rẻ hơn. Và giá một chiếc iPhone made in USA có thể lên tới 2.000 USD, thay vì 649 USD (làm tại Trung Quốc).
Bình luận về điều này ông Quyết chia sẻ trên trang cá nhân: "Thị trường có quy luật cung cầu/cạnh tranh của riêng nó, và quy luật ấy sẽ đủ sức khắc chế tất cả các quyết định duy ý chí. Đấy là lý do vì sao cá nhân tôi không cảm thấy đáng lo lắm sau khi Tổng thống Mỹ kêu gọi "mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ" hay vừa rút khỏi TPP mới đây".
Phân tích về lý do không đáng lo ngại khi tân Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi TPP, Chủ tịch FLC viết: “Trước khi là Tổng thống, Trump đã là một doanh nhân lão làng và rất sành sỏi trong kỹ năng đàm phán.
Ông ấy cũng thừa hiểu lợi ích và sức mạnh không thể chống lại của tự do thương mại. Chính vì vậy, tôi nghĩ những tín hiệu phát đi về bảo hộ thương mại từ Trump, về thực chất có thể là một cách gây sức ép để đàm phán lại những thoả thuận thương mại mà theo ông ấy là nước Mỹ còn thua thiệt.
Với nhiều người các vấn đề của nước Mỹ và Donald Trump có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng theo ông Quyết “tuy hoàn cảnh chung có nhiều điều khó lường, dù có thể chỉ trong ngắn hạn, sẽ tốt hơn cả nếu chúng ta có những đối sách hợp lý và không nên quá lo lắng”.
Trong khi đó, ông Quyết lại tỏ ra rất lạc quan về triển vọng kinh doanh của ngành bất động sản nghỉ dưỡng mà mình đang kinh doanh khi Bộ Chính trị vừa có nghị quyết khẳng định mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
"Tôi vui mừng với quyết định này không chỉ vì FLC có nhiều hoạt động trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng, mà còn vì du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện rất tốt cho "xuất khẩu tại chỗ".
‘‘Xuất khẩu tại chỗ’’ chính là ý tưởng mà vị chủ tịch của FLC nhấn mạnh: "Chúng ta có thể kiếm tiền của người Mỹ hay bất cứ nước nào ngay trên đất Việt Nam mà không cần lo ai lên làm Tổng thống và thay đổi chính sách thương mại ra sao".
Và ông Quyết khẳng định: "Bán thẳng hàng hoá cho du khách nước ngoài ngay trên đất nước mình thì sẽ không cần phải thấp thỏm nếu ai đó hô hào xây cao hơn những hàng rào thương mại".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét