GS Minh khẳng định, những nhà khoa học được vinh danh năm nay là những người có niềm nghiên cứu đam mê, cháy bỏng. Họ đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đi đến thành công trong khoa học và ứng dụng được vào thực tiễn. Thành công của họ là tấm gương sáng cho thế hệ khoa học trẻ, những người đã, đang và sẽ dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học.
Với những đóng góp cho cộng đồng trong suốt nhiều năm làm khoa học, GS.TS Phạm Thị Lang và TS Nguyễn Thị Mùa đã vượt qua 22 tác giả khác để được trao tặng Giải thưởng khoa học L’Oreal-UNESCO năm 2016.
Ngày 29/11, Giải thưởng khoa học L’Oreal-UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã tổ chức lễ vinh danh các nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016. Đó là GS.TS Phạm Thị Lang, Trưởng phòng Công nghệ sinh học (Đại học An Giang, Bộ môn Di truyền và Chọn giống, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long) và TS Nguyễn Thị Mùa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an).
GS Lang được vinh danh vì những đóng góp to lớn của bà trong hơn 25 năm nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống lúa cho Việt Nam.
Theo thống kê, GS Nguyễn Thị Lang đã nghiên cứu thành công 73 giống lúa, trong đó 31 giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; 106 giống lúa được đánh giá là triển vọng và đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia.
Ngoài ra, GS Lang còn có hơn 110 bài báo khoa học trong nước và quốc tế; chủ trì 93 đề tài nghiên cứu, trong đó 29 đề tài quốc tế và 6 đề tài cấp Nhà nước. Đồng thời, áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và thương mại.
Cùng được vinh danh với GS Lang là TS Nguyễn Thị Mùa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an).
TS Nguyễn Thị Mùa đã nghiên cứu về chế tạo vải chịu nhiệt chứa Neoprence (Ne) dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Các kết quả nghiên cứu của TS Mùa đã được ứng dụng chế tạo thành công mẫu vật liệu chịu nhiệt chứa Ne với các thông số đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài như độ bền nhiệt đến 554 độ C và thời gian cách nhiệt 15 phút... Sản phẩm của đề tài được ứng dụng để sản xuất trang phục chữa cháy cho các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy hiện nay.
Cũng trong buổi lễ, Ban tổ chức đã trao học bổng Nhà khoa học trẻ tài năng cho 3 nhà khoa học nữ, gồm: PGS.TS Đỗ Thị Hà, Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu; TS Đỗ Thị Phúc, giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Nguyễn Thị Hiệp, giảng viên ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM.
Các nhà khoa học trẻ này được vinh danh bởi những đóng góp trong các nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng, thông qua việc tìm ra hướng đi mới từ nguồn nguyên liệu sẵn có để điểu trị ung thư; nghiên cứu về chọn tạo giống cây chống chịu tốt và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như các nghiên cứu cải thiện tính chất vật liệu trong nha khoa phục hồi.
Theo GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, vất vả, nhất là với nữ. Theo thống kê, trên thế giới chỉ có 30% sinh viên các ngành khoa học là nữ; 25% các nhà khoa học là nữ và chỉ có 2,9% chủ nhân giải thưởng Nobel là nữ. Còn tại Việt Nam, số nhà khoa học nữ chiếm 40%.
Cũng theo GS Châu Văn Minh, nhiều nhà khoa học nữ còn chịu những định kiến và phân biệt giới… Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực để nghiên cứu, cống hiến cho đất nước.
GS Minh khẳng định, những nhà khoa học được vinh danh năm nay là những người có niềm nghiên cứu đam mê, cháy bỏng. Họ đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đi đến thành công trong khoa học và ứng dụng được vào thực tiễn. Thành công của họ là tấm gương sáng cho thế hệ khoa học trẻ, những người đã, đang và sẽ dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học.
Ban tổ chức trao Giải thưởng L’Oreal-UNESCO cho 2 nhà khoa học: TS Nguyễn Thị Mùa và GS.TS Phạm Thị Lang (thứ 2,3 từ trái sang) |
Theo thống kê, GS Nguyễn Thị Lang đã nghiên cứu thành công 73 giống lúa, trong đó 31 giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; 106 giống lúa được đánh giá là triển vọng và đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia.
Ngoài ra, GS Lang còn có hơn 110 bài báo khoa học trong nước và quốc tế; chủ trì 93 đề tài nghiên cứu, trong đó 29 đề tài quốc tế và 6 đề tài cấp Nhà nước. Đồng thời, áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và thương mại.
Cùng được vinh danh với GS Lang là TS Nguyễn Thị Mùa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an).
TS Nguyễn Thị Mùa đã nghiên cứu về chế tạo vải chịu nhiệt chứa Neoprence (Ne) dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Các kết quả nghiên cứu của TS Mùa đã được ứng dụng chế tạo thành công mẫu vật liệu chịu nhiệt chứa Ne với các thông số đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài như độ bền nhiệt đến 554 độ C và thời gian cách nhiệt 15 phút... Sản phẩm của đề tài được ứng dụng để sản xuất trang phục chữa cháy cho các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy hiện nay.
Cũng trong buổi lễ, Ban tổ chức đã trao học bổng Nhà khoa học trẻ tài năng cho 3 nhà khoa học nữ, gồm: PGS.TS Đỗ Thị Hà, Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu; TS Đỗ Thị Phúc, giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Nguyễn Thị Hiệp, giảng viên ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM.
Ban tổ chức trao học bổng cho 3 nhà khoa học trẻ |
Theo GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, vất vả, nhất là với nữ. Theo thống kê, trên thế giới chỉ có 30% sinh viên các ngành khoa học là nữ; 25% các nhà khoa học là nữ và chỉ có 2,9% chủ nhân giải thưởng Nobel là nữ. Còn tại Việt Nam, số nhà khoa học nữ chiếm 40%.
Cũng theo GS Châu Văn Minh, nhiều nhà khoa học nữ còn chịu những định kiến và phân biệt giới… Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực để nghiên cứu, cống hiến cho đất nước.
GS Minh khẳng định, những nhà khoa học được vinh danh năm nay là những người có niềm nghiên cứu đam mê, cháy bỏng. Họ đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đi đến thành công trong khoa học và ứng dụng được vào thực tiễn. Thành công của họ là tấm gương sáng cho thế hệ khoa học trẻ, những người đã, đang và sẽ dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học.
Giải L'Oréal-UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ được thiết lập năm 1998 nhằm vinh danh những thành tựu xuất sắc của các nữ khoa học trong nghiên cứu khoa học ở các châu lục trên thế giới. Giải này do Công ty mỹ phẩm L'Oréal của Pháp và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) sáng lập và trao giải. Bên cạnh giải thưởng, Ban tổ chức còn trao học bổng Nhà khoa học trẻ tài năng. Đối tượng tham gia chương trình học bổng Quỹ L’Oreal là các nhà khoa học nữ không quá 45 tuổi, có học vị tiến sĩ và có đề án nghiên cứu khoa học thuộc 2 lĩnh vực: khoa học đời sống và khoa học vật liệu. Mức học bổng được trao tặng là 150.000.000 đồng/ứng viên. Chương trình giải thưởng dành cho tất cả các nhà khoa học nữ đang làm việc và nghiên cứu tại Việt Nam, có quá trình nghiên cứu khoa học, đóng góp lâu dài vào sự phát triển của khoa học Việt Nam. Giá trị giải thưởng là 50.000.000 đồng/giải. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét